Tin tức
Làm sao để chữa lành những tổn thương tâm lý nhưng không muốn đi "khám bệnh"? Tìm hiểu ngay "Huấn luyện Tâm lý"!
Thứ Năm, 18 tháng 1, 2024
Làm sao để chữa lành những tổn thương tâm lý nhưng không muốn đi "khám bệnh"? Tìm hiểu ngay "Huấn luyện Tâm lý"!
Pychoeducation - Huấn luyện tâm lý
Tại Việt An, các bạn thường thấy chúng tôi khai giảng những khoá học liên quan đến Tâm lý ứng dụng như Tìm ý nghĩa sống, Nhận thức Hành vi, Dạy con,… Đó là hình thức Huấn luyện Tâm lý (trong tiếng Anh Psychoeducation).
Bối cảnh ra đời của khái niệm Psychoeducation.
Khái niệm này xuất hiện xoay quanh sự ra đời và phát triển của ‘Phong trào vệ sinh Tinh thần’ vào đầu thế kỷ thứ 20, ‘Phong trào Giải phóng Nhà trại’* vào những năm 1950. Sau đó, các nghiên cứu về vai trò của việc ‘Bộc lô cảm xúc’ đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của việc Huấn luyện Tâm lý.
*Phong trào Giải phóng Nhà trại (dịch phóng nghĩa) là quá trình thay thế các bệnh viện tâm thần dài ngày bằng các dịch vụ chăm sóc tâm thần (tinh thần) cộng đồng ít cô lập hơn cho những người được chẩn đoán mắc chứng rối loạn tâm thần hoặc chậm phát triển. Vào cuối thế kỷ 20, quá trình này dẫn đến hệ quả của việc đóng cửa nhiều bệnh viện tâm thần, vì bệnh nhân ngày càng được chăm sóc tại nhà, ở các nhà trung bình và phòng khám, ở bệnh viện thông thường, hoặc thậm chí không được chăm sóc chút nào.
Bối cảnh lịch sử cho thấy việc ngày càng nhiều các bệnh nhân có vấn đề Tâm lý được chuyển về trị liệu tại gia đình, dẫn đến các chuyên gia Tâm lý có biện pháp giúp cho thân chủ và gia đình của họ hiểu về tình trạng các vấn đề tâm lý và cách ứng phó hiệu quả.
Vì thế, Huấn luyện Tâm lý tại thời điểm đó thường kết hợp các yếu tố của trị liệu nhận thức hành vi (CBT), Trị liệu nhóm và huấn luyện đào tạo. Mục tiêu cơ bản là cung cấp kiến thức cho thân chủ và gia đình của họ về các khía cạnh khác nhau của các chứng liên quan đến tâm lý và phương pháp trị liệu để họ có thể cùng phối hợp với các chuyên gia tâm lý để đạt được kết quả tổng thể tốt hơn.
Huấn luyện tâm lý là gì?
Theo Anderson và các cộng sự (1980), họ sử dụng thuật ngữ này lần đầu tiên vào năm 1980 vào việc trị liệu hệ thống gia đình cho bệnh nhân mắc bệnh tâm thần. Họ đề cập đến bốn yếu tố cơ bản của Huấn luyện Tâm lý [bên dưới]. Họ đề xuất rằng người thân của thân chủ cũng nên được tham gia vào quá trình huấn luyện này.
Các yếu tố cơ bản của Huấn luyện Tâm lý:
Thông tin ngắn gọn cho thân chủ về các vấn đề tâm lý
Huấn luyện cách đương đầu và giải quyết vấn đề
Huấn luyện cách trao đổi thông tin
Huấn luyện về sự kiên định của bản thân
Trong khi đó, theo định nghĩa của Barker (Hoa kỳ, 2003) được viết trong Từ điển Công tác Xã hội, Huấn luyện Tâm lý được xác định là "quá trình giảng dạy, huấn luyện, đào tạo cho người học, thân chủ có các triệu chứng tâm bệnh và các thành viên trong gia đình của họ về bản chất của bệnh, bao gồm nguyên nhân, tiến triển, hậu quả, dự đoán, điều trị và các phương án thay thế."
Các thành phần quan trọng của các buổi Huấn luyện Tâm lý (thông tin học thuật):
Các dấu hiệu và triệu chứng hành vi phổ biến liên quan đến Tâm lý
Những yếu tố nguyên nhân
Nhận thức sớm về những dấu hiệu
Cách đương đầu với tình huống
Các học thuyết liên quan
Khi nào và làm thế nào để tìm kiếm sự hỗ trợ, trị liệu
Sự cần thiết của việc tuân thủ trị liệu theo hướng dẫn của chuyên gia
Quá trình và kết quả dài hạn
Điều cần và không nên làm với tư cách là thành viên gia đình khi đối mặt với thân chủ
Làm sáng tỏ và khắc phục những quan niệm sai về tâm bệnh, loại bỏ định kiến.
Qua thời gian, Huấn luyện Tâm lý đã trở thành một công cụ hỗ trợ hiệu quả cho thân chủ và gia đình của họ đối với nhiều loại vấn đề khác nhau. Theo một vài nghiên cứu, nó có thể được xem như một phương pháp trị liệu đơn giản và hiệu quả về chi phí, giúp người học, thân chủ và gia đình thân chủ có kiến thức vững về các vấn đề tâm lý đang đối mặt, từ đó họ có thể xử lý và quản lý các vấn đề phát sinh hiệu quả hơn.
Ngày nay, cuộc sống phát triển, nhu cầu học tập của con người cũng đa dạng hơn, Huấn luyện tâm lý có nhiều sự chỉnh sửa cho phù hợp với thích nghi văn hoá. Huấn luyện tâm lý không chỉ gói gọn cho đối tượng là thân chủ và gia đình họ hoặc trong một vấn đề tâm bệnh nhất định, mà còn được mở rộng với nhiều vấn đề hiện nay và còn cho những người đang trăn trở về cuộc sống của họ trong lĩnh vực tâm lý hoặc đơn giản muốn có thêm một kiến thức mới.
Tại Việt An, các khoá học như Tìm ý nghĩa sống, Nhận thức Hành vi, Dạy con, Tiềm năng sứ mạng… là hình thức Huấn luyện Tâm lý (trong tiếng Anh Psychoeducation) đã được Tiến sĩ Hoàng Minh Tố Nga nghiên cứu và phát triển dựa trên nhiều yếu tố:
Hình thức Huấn luyện Tâm lý
Nắm vững các Học thuyết Tâm lý, vận dụng có chọn lọc và thích nghi văn hoá
Hành vi phổ biến hiện nay (cách yêu, cách dạy con, cách hiểu người,…)
Kinh nghiệm lâm sàng (qua quá trình trị liệu cho các thân chủ)
Lòng đam mê giáo dục
Nguyên tắc trong Khoa học Đánh giá Tâm lý (bài test Tâm lý)
Đặt Tâm lý trong cách tiếp cận tổng thể hữu cơ với các chiều kích khác (Thân, Tâm, Trí, Đạo đức, Tâm linh)
Bài viết mang tính giới thiệu và không tránh sai sót trong việc lựa chọn các thuật ngữ học thuật nhưng góp phần mở ra một khái niệm mới về các khoá học liên quan đến Tâm lý.